TỔNG HỢP 10 LOẠI ĐƯỜNG VÀ NGUỒN GỐC THÀNH PHẦN

Thiện Lê
Th 4 20/10/2021
Nội dung bài viết

Hiện nay có rất nhiều loại đường phục vụ cho đời sống thực phẩm con người. Trong đó có nhiều dạng và thành phần cũng như công dụng. Liệu bạn đã biết hết tên và nguồn gốc của chúng? Cùng Patyca khám phá 10 loại đường và nguồn gốc thành phần của chúng nhé. 

1. Đường kính trắng 

Đây là loại đường được chiết xuất từ mía theo dây chuyền công nghiệp. Đường kính có hạt nhỏ và mịn, có màu trắng ngà, ngọt đậm hơn các loại đường khác. Đường kính trắng được dùng phổ biến nhất hiện nay, từ nêm gia vị cho đến chế biến các loại đồ uống….

2. Đường bột

 Đường bột đơn giản chỉ là đường được xay thật mịn, lượt lại bằng rây mịn, và được trộn thêm một lượng bột bắp nhỏ khoảng 3% để tránh đường bị vón cục. Loại đường này được sử dụng phổ biến trong kem, bánh… 

3. Đường tinh luyện

Đường tinh luyện được có màu trắng sáng nhất, có vị ngọt nhiều nhất thường được dùng làm nguyên liệu cho các món bánh kẹo. Đường tinh luyện có được nhờ vào quy trình sản xuất khép kín công nghiệp từ rau xanh, sữa, ngũ cốc, trái cây, để cho ra độ tinh khiết cao, không tạp chất nên cho ra màu trắng sáng.

 

4. Đường phèn 

Đây là loại đường không quá xa lạ đối với các chị em thường nấu chè và các món ăn vặt thanh mát cho gia đình. Đường phèn có được từ củ cải đường, nước mía đã loại bỏ các tạp chất. Đường có vị ngọt dịu dàng, cấu trúc tinh thể lớn và dùng nhiều cho các món chè, nước mát, kẹo…


5. Đường thốt nốt 

Như tên gọi, đường thốt nốt hình thành nhờ thu được dịch từ nhụy hoa cây thốt nốt, sau khi hoàn thiện, đường kết tinh thành mảng lớn . Loại đường này cho ra vị ngọt thanh, mùi thơm và béo nhẹ thường được dùng để nấu chè và chế biến đồ uống.


6. Đường đen 

Với nguyên liệu từ cây mía, đường đen là dạng thô sơ chưa qua tinh luyện loại bỏ tạp chất nên mang màu sắc nâu đậm. So với các loại đường khác, đường đen có cấu trúc hạt to hơn, dễ hòa tan. 

 

7. Mật ong

Mật ong là dạng thực phẩm ngọt phổ biến được sử dụng từ rất lâu. Mật ong có màu sắc nâu và dạng lỏng sánh, được dùng nhiều trong các món bánh, đồ uống hoặc mứt… Tuy mang nhiều giá trị sức khỏe nhưng cũng nên hạn chế sử dụng mật ong kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo an toàn sức khỏe. 

8. Mạch nha

Thu được từ mật dẻo của ngũ cốc( lúa mạch, lúa mì… ). Mạch nha dạng lỏng sánh, có vị ngọt thơm, màu nâu sậm và thường dùng nhiều trong công nghiệp chế biến bánh kẹo.

 

9. Mật mía

Mật mía có dạng lỏng hơn nhiều so với các dạng mật khác, màu đậm hơn. Mật mía được hình thành nhờ vào quá trình chưng cất cây mía. Mật mía được nhiều gia đình ưa thích bởi tính an toàn và có lợi cho sức khỏe hơn các loại đường hóa học khác.

 

10. Mật dừa

Mật dừa có cách thu hoạch gần giống như đường thốt nốt. Mật dừa được hình thành nhờ vào quy trình thu hứng mật từ hoa cây dừa. Đây là loại mật ít người biến đến, tuy nhiên mang nhiều lợi ích sức khỏe cũng như ẩm thực. 

 

Hỏi đáp - Bình luận

Nội dung bài viết
Thu gọn